Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn là băn khoăn chung của nhiều chủ đầu tư khi chuẩn bị kinh doanh nhà hàng. Cùng 20s Factory tìm hiểu về các chi phí cần chi trả khi mở nhà hàng để ước lượng được nguồn vốn mà bạn cần có.
1. Chi phí đầu tư mặt bằng
Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn? Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị vốn để thuê mặt bằng. Một nhà hàng thông thường sẽ rộng khoảng 50 – 100m2. Chi phí thuê trung bình 10 triệu/tháng, nếu là quán ăn sẽ khoảng 5 – 6 triệu/tháng.

Chi phí thuê mặt bằng từ 5 – 10 triệu/tháng tùy diện tích và vị trí
Ban đầu, chủ mặt bằng sẽ yêu cầu bạn đặt cọc trước từ 3 – 6 tháng. Do đó bạn cần chuẩn bị từ 30 – 60 triệu để thuê mặt bằng giai đoạn đầu. Sau khi đã chọn được mặt bằng phù hợp, bạn sẽ tiến hành xin các loại giấy tờ như giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm,… để đáp ứng các điều kiện về pháp luật trước khi mở nhà hàng.
2. Chi phí trang trí và thiết kế nội thất
Nhà hàng không chỉ cung cấp món ăn ngon mà còn phải thu hút thực khách bởi vẻ đẹp bên ngoài. Để trang trí nhà hàng đẹp, bạn cần phải chuẩn bị từ 80 – 100 triệu cho việc trang trí và thiết kế nội thất, bao gồm:
- Chi phí sơn sửa, trang trí, vẽ tường: 10 – 20 triệu
- Chi phí cho khoảng 20 bộ bàn ghế bằng inox, nhựa, gỗ: 30 – 40 triệu
- Chi phí đầu tư cho thiết bị, vật dụng nhà bếp: nồi niêu xoong chảo, bếp gas, chén, dĩa,…: khoảng 35 triệu đồng.
- Chi phí mua tủ lạnh, tủ trữ thực phẩm: 20 triệu đồng
3. Chi phí mua nguyên liệu
Mở 1 nhà hàng cần bao nhiêu tiền? Bạn sẽ cần một nguồn vốn lớn vì có nhiều hạng mục phải chi. Trong đó, chi phí mua nguyên liệu được xem là tốn kém nhất khi kinh doanh nhà hàng.
Nguyên liệu phải là loại tươi mới mỗi ngày để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các loại nguyên liệu khác nếu bảo quản sai cách hoặc bảo quản quá lâu sẽ bị hư hỏng, gây lãng phí. Theo thống kê, chi phí để mua các loại nguyên liệu có thể chiếm đến 40% doanh thu nhà hàng.

Chi phí để mua nguyên liệu có thể chiếm đến 40% doanh thu của nhà hàng
Cụ thể khi mở nhà hàng, bạn cần phải chuẩn bị vốn để mua 2 nhóm nguyên liệu sau đây:
- 2 – 5 triệu/ngày để mua các loại thực phẩm tươi mới. Tùy tình hình kinh doanh của nhà hàng mà số tiền này tăng giảm ít nhiều
- 3 triệu đồng để mua các loại gia vị sử dụng trong khoảng 1 tháng đầu mở nhà hàng
4. Chi phí thuê nhân sự
Nếu mở quán ăn nhỏ thì bạn có thể tự phục vụ, tuy nhiên nếu kinh doanh nhà hàng thì bạn cần thuê nhân viên phục vụ. Trung bình, lương phục vụ toàn thời gian của một nhân viên khoảng 4 triệu/tháng và lương của đầu bếp khoảng 5 triệu/tháng. Tính ra, bạn cần chi ít nhất 9 – 10 triệu/tháng cho việc tuyển dụng nhân sự.
Nếu bạn có thể đảm nhận vị trí đầu bếp của nhà hàng, bạn sẽ tiết kiệm một khoản chi phí kha khá. Trong một số trường hợp nhà hàng cần nhiều nhân viên phục vụ hơn, chi phí này sẽ gia tăng. Bên cạnh đó, bạn cũng phải xây dựng một quy trình làm việc chuyên nghiệp để làm hài lòng khách hàng và giảm thất thoát trong quá trình kinh doanh.
5. Chi phí Marketing
Khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng, bạn cần dành một khoản chi phí mở quán ăn để làm marketing. Muốn được nhiều thực khách biết đến nhà hàng của mình, bạn cần phải in tờ rơi, chạy quảng cáo, làm bằng rôn,… Các hạng mục này chiếm một khoản chi phí không hề nhỏ. Vì thế tùy quy mô nhà hàng và ngân sách mà bạn chọn các hạng mục marketing phù hợp.

Bạn cần làm marketing để thu hút thêm khách đến với nhà hàng
Có thể bạn quan tâm:
- Kinh doanh trà sữa có lời không? Cách tính lãi kinh doanh
- 8 Mô hình quán trà sữa nhỏ được yêu thích nhất
6. Sử dụng phần mềm quản lý trong kinh doanh nhà hàng
Theo thống kê, có đến 75% doanh thu bị thất thoát vì cách quản lý nhà hàng không chặt chẽ. Nếu sử dụng phần mềm quản lý sẽ giúp bạn giảm tỷ lệ này đến mức tối đa, tăng doanh thu và lợi nhuận cho nhà hàng.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm quản lý nhà hàng được xây dựng thông minh để liên tục cập nhật dữ liệu vào hệ thống, quản lý số lượng khách, order tại bàn, hóa đơn,.. một cách nhanh chóng, tiện lợi.
7. Chi phí khác
Ngoài các chi phí kể trên thì các chi phí khi mở quán ăn bao gồm chi trả tiền điện nước, chi phí vệ sinh, an ninh và nhiều loại chi phí phát sinh khác trong quá trình kinh doanh. Do đó, tùy vào cách vận hành và quy mô nhà hàng mà bạn chuẩn bị một ngân sách từ 10 – 15 triệu đồng để thanh toán các khoản này.

Chủ đầu tư cần dự trù một số chi phí khác cho nhà hàng của mình
Tóm lại, mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn sẽ tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng. Dựa trên các con số gợi ý trong bài viết này, bạn có thể tính toán để chuẩn bị số vốn phù hợp giúp việc kinh doanh nhà hàng thành công, suôn sẻ trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm: