Bạn sắp kinh doanh nhà hàng và vẫn còn loay hoay trong việc lập kế hoạch kinh doanh. Cùng 20s Factory tìm hiểu về kế hoạch kinh doanh nhà hàng gồm 13 bước quan trọng được giới thiệu ngay trong bài viết sau đây.
1. Chuẩn bị nguồn tài chính
Trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng thì việc chuẩn bị nguồn vốn là yếu tố đầu tiên cần thực hiện. Tùy vào quy mô nhà hàng mà bạn cần có số vốn tương ứng. Tài chính đủ mạnh là điều cốt lõi giúp chủ đầu tư yên tâm thực hiện các kế hoạch đã vẽ ra trong đầu.
Để biết chính xác cần bao nhiêu vốn để kinh doanh nhà hàng, bạn phải lập một kế hoạch tài chính của nhà hàng, dự toán tất cả các chi phí bao gồm tiền thuê mặt bằng, trang trí, trang thiết bị, nguyên liệu, nguồn tài chính dự trữ, thủ tục pháp lý,… Từ đó cộng lại sẽ ước lượng được số vốn cần có.
Nếu bạn có tiềm lực tài chính dồi dào, tài khoản rủng rỉnh thì việc chọn quy mô nhà hàng lớn hay nhỏ tùy vào sở thích. Nhưng nếu kinh tế eo hẹp hoặc mới tập tành kinh doanh, bạn có thể vay người thân hoặc vay ngân hàng, xin hỗ trợ đầu tư bằng một kế hoạch kinh doanh chặt chẽ, có triển vọng và thuyết phục.
2. Nghiên cứu thị trường
2.1. Nghiên cứu tổng quan thị trường
Nếu mang tâm lý cứ mở nhà hàng ra kinh doanh trước rồi rút kinh nghiệm, tìm hiểu sau thì xin chúc mừng bạn đã quay vào ô “thất bại”. Bởi vì ông bà ta có câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Muốn kinh doanh thành công, bạn phải tìm hiểu và nghiên cứu khách hàng và nghiên cứu thị trường trước, tuyệt đối không thể làm ngược lại để tránh mất thời gian, tiền bạc và công sức.
Khi bắt tay vào lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống, bạn phải nghiên cứu để có cái nhìn tổng thể về thị trường Food & Beverage, phân tích xu hướng ăn uống của khách hàng là gì, họ đang ưa chuộng những món nào để chọn mô hình kinh doanh phù hợp.
Có rất nhiều cách để tìm hiểu về thị trường như khảo sát online, phỏng vấn trực tiếp, phân tích dữ liệu khách hàng trên Internet,… Hoặc nếu bạn có nguồn tài chính lớn, hãy mạnh thuê một công ty nghiên cứu thị trường chuyên sâu để đạt được kết quả chính xác nhất.
2.2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Trong mẫu lập kế hoạch kinh doanh quán ăn, bạn cần phải nghiên cứu đối thủ của mình, họ đang vận hành nhà hàng ra sao, có những ưu điểm và hạn chế gì,… Mô hình SWOT sẽ phát huy hiệu quả trong trường hợp này, giúp bạn tìm được lợi thế của mình so với đối thủ. Càng hiểu rõ về đối thủ, bạn càng tích lũy thêm kinh nghiệm từ họ và chọn cho mình lối đi khác biệt để đạt được thành công.
Ví dụ, bạn muốn mở nhà hàng lẩu nướng thì nhất định phải tìm hiểu về các nhà hàng đang rất phát triển trong lĩnh vực này như: GoGi House, King BBQ,… Còn nếu bạn hướng đến phân khúc bình dân như thì Lẩu Wang, Lẩu Phan,… chính là đối thủ trong “tầm ngắm”, không thể bỏ qua.
3. Xác định khách hàng mục tiêu
Bước tiếp theo khi lập mẫu bảng kế hoạch kinh doanh nhà hàng là xác định khách hàng mục tiêu của mình. Mỗi mô hình nhà hàng hướng đến một phân khúc nhất định và chỉ cần phục vụ họ tốt nhất là được. Dựa vào thu nhập, độ tuổi, sở thích,… của khách hàng đề phân loại thị trường. Từ đó chọn một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể để lên ý tưởng kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của họ.
Nếu chia thị trường theo độ tuổi, bạn sẽ phải quan tâm đến 4 nhóm sau đây:
- Baby Boomers (1946 – 1964): Thế hệ cuối trung niên đã có kinh tế vững chắc, thích sự kín đáo, sang trọng và đẳng cấp
- Gen X (1965 – 1977): Thế hệ trung niên với sự nghiệp ổn định, đặt ra sự ưu tiên về mặt chất lượng khi đi ăn nhà hàng
- Gen Y (1980 – 1996): Người trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành, độc lập, đang khẳng định giá trị bản thân
- Gen Z (1997 – sau): Nhóm người trẻ mới lớn rất ưa chuộng những cái mới mẻ và dễ bị cuốn theo trào lưu
4. Lựa chọn mô hình kinh doanh
Khi đã hiểu rõ về thị trường, đối thủ và chọn được phân khúc khách hàng mục tiêu. Giờ là lúc bạn chọn mô hình kinh doanh phù hợp để phục vụ tốt mọi nhu cầu của khách hàng.
Cụ thể, bạn sẽ chọn hình thức kinh doanh tại chỗ hay bán mang về? Tùy hình thức phục vụ mà bạn chọn địa điểm tốt nhất để thuận tiện cho thực khách đến nhà hàng. Hoặc nhà hàng của bạn sẽ theo phong cách hiện đại hay truyền thống, châu Á hay châu Âu, bình dân hay cao cấp? Từ đó bạn sẽ vạch ra ý tưởng thiết kế, trang trí và lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng một cách tối ưu nhất.
Gợi ý một số mô hình kinh doanh nhà hàng đang thịnh hành hiện nay:
- Restaurant: Đây là mô hình nhà hàng thường bán các món Âu, đồ ăn Nhật Bản, Hàn Quốc,… tập trung vào việc mang lại một không gian đẹp để khách hàng có trải nghiệm tốt nhất. Mô hình restaurant thường chia thành 3 phân khúc: cao cấp, tầm trung và bình dương.
- Bar: Nhà hàng này chủ yếu phục vụ đồ uống và kèm theo các món ăn khác. Mỗi loại bar sẽ có menu đồ uống – đồ ăn khác nhau tùy vào đối tượng khách hàng mà quán hướng tới.
- Fastfood: Đây là nhà hàng kinh doanh đồ ăn nhanh, gây ấn tượng với không gian tiện lợi, bày trí đơn giản nhằm tôn lên sự thoải mái cho thực khách. Đến với nhà hàng Fastfood, thực khách có thể chọn thưởng thức tại chỗ hoặc mang về tùy nhu cầu.
- Buffet: Khách đến nhà chỉ gần thanh toán trọn gói là được ăn thả ga không giới hạn các món ăn có sẵn trong menu. Khi chọn kinh doanh nhà hàng buffet, bạn cần tính toán kỹ về chi phí các nguyên vật liệu và giá niêm yết để khách dù có ăn “tẹt ga” nhưng bạn vẫn có lợi nhuận.
- Cafeteria: Tại các thành phố lớn, nhà hàng Cafeteria cũng đang được ưa chuộng, gần giống với nhà hàng buffet. Cụ thể, khi khách đến nhà hàng sẽ tự chọn đồ ăn – nước uống đã được phân chia thành các suất lẻ. Sau đó mới thanh toán tại quầy và dùng bữa. Với mô hình này, khách hàng ăn bao nhiêu trả bấy nhiêu, cảm giác sẽ “lợi” hơn so với ăn buffet. Đặc điểm của mô hình nhà hàng này là không gian rộng mở, và không cần quá nhiều nhân viên.
5. Hoạch định kế hoạch tài chính
Xây dựng một kế hoạch tài chính của nhà hàng rõ ràng, chi tiết dựa trên những tính toán cẩn trọng về nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, khả năng chịu thua lỗ trong thời gian đầu,… sẽ giúp bạn tự tin bước vào kinh doanh nhà. Cụ thể, bảng kế hoạch này cần có:
- Cơ cấu nguồn vốn: Bao nhiêu % vốn tự thân bạn có? Bao nhiêu % vốn đi vay ngân hàng, vay người thân bạn bè? Lãi suất khoản vay là bao nhiêu %/năm?
- Chi phí mở nhà hàng bao gồm: Tiền thuê mặt bằng, thiết kế và trang trí, trang thiết bị, giấy tờ thủ tục pháp lý, nguyên vật liệu, marketing, tiền trả lương nhân viên, tiền điện, nước hàng tháng,…
- Khoản tiền dự phòng: Dành cho trường hợp nhà hàng phát sinh các chi phí ngoài kế hoạch ban đầu, khoản dự trữ để chịu lỗ khi mới kinh doanh giai đoạn đầu
- Doanh thu dự kiến, điểm hòa vốn, khoảng thời gian mà chủ đầu tư còn có thể chịu lỗ
6. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh
Trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống của bạn cần phải có kế hoạch chọn lựa mặt bằng. Mặt bằng cần phải thuận tiện và phù hợp với khách hàng mục tiêu để họ dễ dàng ghé thưởng thức các món ăn mà bạn đã chuẩn bị.
Vì thế, vị trí nhà hàng phải đặt ở nơi có đông đảo khách hàng mục tiêu. Ví dụ, nhà hàng lẩu, buffet, nhà hàng mán món ăn truyền thống nên đặt ở khu dân cư, trong trung tâm thương mại. Nhà hàng bán thức ăn nhanh đặt gần trường học, văn phòng, mặt đường sẽ tiện để khách mua mang đi.
Nếu khách hàng mục tiêu là học sinh sinh viên, giới trẻ thì nên đặt nhà hàng gần trường học. Nếu khách hàng là dân văn phòng, hãy thuê mặt bằng gần các tòa cao ốc.
Khi thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng, 2 yếu tố cần tập trung là vị trí và diện tích, cụ thể:
Mặt bằng ở nơi đông khách dựa vào phân khúc khách hàng mục tiêu như ví dụ bên trên. Ngoài ra, đặt nhà hàng ở các khu ngã 3, ngã 4, gần các trục đường chính dễ tìm kiếm… là ưu tiên hàng đầu. Khuôn viên nhà hàng cần phải có khu vực gửi xe, giữ xe cẩn thận để tạo sự an tâm cho thực khách.
Diện tích mặt bằng tùy thuộc vào quy mô nhà hàng lớn hay nhỏ. Không nhất thiết nhà hàng phải rộng thênh thang, chỉ cần mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho khách là được. Khuôn viên bên trong bố trí khu vực bàn ăn, bếp, nhà kho,… một cách khoa học, thuận tiện.
Cuối cùng, bạn cũng nên quan tâm đến chi phí thuê mặt bằng. Mặt bằng lớn ở vị trí đẹp sẽ có giá cao, nhưng có thể tiếp cận đông đảo khách hàng. Tuy nhiên tùy vào nguồn vốn mà bạn chọn vị trí phù hợp để tối ưu chi phí.
7. Thiết kế không gian nhà hàng
Bước tiếp theo trong mẫu lập kế hoạch kinh doanh quán ăn, đó là lên ý tưởng thiết kế không gian từng khu vực trong nhà hàng. Với tư cách là chủ đầu tư chính, bạn phải nắm rõ các hạng mục cần sửa chữa, thiết kế và trang trí theo đúng phong cách và mô hình đã chọn ban đầu.
Để thu hút khách hàng, không gian cần được thực hiện một cách chỉn chu, thể hiện đúng phong cách ẩm thực mà bạn đang hướng đến. Ngày nay, khi đi ăn nhà hàng, người ta không chỉ quan tâm chất lượng món ăn mà còn muốn trải nghiệm một nơi đẹp đẽ để check in.
Để làm được điều này, cần phải chọn lựa bàn ghế với kích thước phù hợp, bố trí thuận tiện kết hợp màu sắc, ánh sáng hài hòa. Nếu có kinh nghiệm trong trang trí nội thất nhà hàng, bạn có thể tự làm. Còn nếu gặp khó khăn, tốt nhất bạn nên hợp tác với các đơn vị thiết kế nội thất và thi công nhà hàng chuyên nghiệp.
Đặc biệt, khi thiết kế nội thất nhà hàng cần đảm bảo có sự liên kết giữa các món ăn chính và màu sắc, nội thất. Nếu bạn kinh doanh nhà hàng Hàn Quốc, có thể trang trí theo phong cách của xứ sở kim chi.
8. Thiết kế menu nhà hàng
Bước kế tiếp khi lập mẫu bảng kế hoạch kinh doanh nhà hàng là xây dựng menu. Đây là yếu tố quan trọng thu hút khách hàng và giữ chân họ. Vì mục đích chính của mọi thực khách vẫn là đến nhà hàng để ăn ngon. Vì thế, bạn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng để lên danh sách các món ăn, giá cả và thiết kế nên một menu hấp dẫn, bắt mắt.
Khi xây dựng menu, chủ nhà hàng cần phải chú ý những vấn đề quan trọng sau đây :
- Các món ăn phải phù hợp với sở thích, nhu cầu của khách hàng mục tiêu
- Có một số món ăn chủ đạo, thể hiện đặc trưng của nhà hàng
- Xác định cụ thể định lượng từng món ăn và nguyên liệu để cân bằng giữa giá bán và chi phí nguyên vật liệu đầu vào nhằm mang lại cho khách hàng sự hài lòng
- Nên đa dạng hóa các món ăn để mang lại cho thực khách nhiều sự lựa chọn
- Định lượng cụ thể từng món ăn để dễ dàng quản lý và sự đều nhau giữa các khẩu phần phục vụ thực khách
- Menu cần được thiết kế đẹp, làm nổi bật các món ăn đang muốn đẩy mạnh có khả năng mang đến doanh thu cao cho nhà hàng, thứ tự sắp xếp các món logic, dễ hiểu để khách dễ chọn hơn
9. Lên danh sách mua trang thiết bị và nguyên vật liệu
Khi bắt tay vào kinh doanh nhà hàng, bạn cần phải mua sắm đầy đủ trang thiết bị. Mỗi khu vực trong nhà hàng như khu vực bàn ăn, nhà bếp, quầy thu ngân,… sẽ cần đồ đạc cụ thể. Khi có đủ đồ dùng, quá trình phục vụ khách hàng và kinh doanh sẽ vận hành suôn sẻ hơn.
Để tránh tình trạng thiếu hụt hay dư thừa, bạn phải lập danh sách chi tiết các thiết bị này và chọn mua sản phẩm tốt ở những địa chỉ uy tín. Khi đồ dùng xịn sẽ đảm bảo vệ mặt chất lượng và tránh phải thay mới hay sửa chữa về sau.
Bạn cần mua sắm các thiết bị sau đây, bao gồm:
- Khu vực nhà bếp: Nồi, chảo, thớt, bếp, lò nướng, kệ đựng gia vị, máy chế biến,…
- Quầy bar: Máy ép trái cây, máy xay cafe, dụng cụ định lượng, các loại ly, muỗng, ống hút,…
- Khu vực bảo quản: Kệ đựng thực phẩm, tủ đông, tủ lạnh, tủ mát,…
- Khu vực thu ngân: Máy tính tiền, máy in hóa đơn, máy quẹt thẻ, két đựng tiền phân chia các loại tiền theo mệnh giá.
Bên cạnh trang thiết bị, bạn còn phải lập kế hoạch mua nguyên liệu. Vì đây là mặt hàng phải nhập thường xuyên và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món ăn nên bạn cần chọn nhà cung cấp uy tín. Song song đó, bạn phải lên kế hoạch mua hàng tùy từng mùa trong năm, bảo quản hàng hóa phù hợp để không bị khan hàng và lãng phí.
Chủ nhà hàng phải có phương án cụ thể để theo dõi lượng hàng tồn để biết cách nhập hàng phù hợp. Bên cạnh đó, việc xây dựng định mức nguyên liệu cho từng món ăn sẽ giúp bạn nhập nguyên liệu với số lượng hợp lý. Ví dụ như một phần bò sốt hàu 239k thì cần bao nhiêu gram thịt bò, bao nhiêu ổ bánh mì, hàu tươi, phô mai, nước sốt, rau ăn kèm…
Khi có định lượng cụ thể, bạn sẽ ước tính được doanh số và từ đó tính được cần khối lượng nguyên liệu bao nhiêu là đủ để nhập hàng. Trên thực tế, đây là một bước rất khó vì nếu không kiểm soát kỹ sẽ dẫn đến lãng phí hoặc thiếu hụt vào mùa cao điểm.
10. Xây dựng quy trình phục vụ
Khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng, bạn cần phải chuẩn hóa một quy trình phục vụ ngay từ đầu để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Một nhà hàng chuyên nghiệp phải có quy tắc ứng xử trước – trong – sau khi khách ghé dùng bữa. Đây là những nội quy quy định thái độ, tác phong của nhân viên dành cho khách để họ thoải mái nhất khi đến nhà hàng của bạn.
Bên cạnh quy trình “đối ngoại” dành cho thực khách, nhà hàng cũng có quy trình “đối nội” dành cho việc vận hành bên trong. Cụ thể, bếp sẽ tiếp nhận order như thế nào, chuyển thông tin này đến bộ phận thu ngân ra sao? Ai sẽ điều phối hoạt động chế biến trong bếp để lên món đúng và nhanh.
Ngoài ra, nhà hàng cũng phải có một quy trình chốt đơn, kiểm tra và thanh toán thuận tiện nhất. Cuối cùng là quy trình tiếp nhận và xử lý khi khách hàng có bất kỳ phản hồi nào với dịch vụ của nhà hàng. Chỉ khi có quy cụ thể từng bước mới tránh được tình trạng lên sai món, thiếu món hoặc tính tiền nhầm lẫn cho khách.
11. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Kế hoạch kinh doanh nhà hàng có thành công hay không phần lớn phụ thuộc vào nhân viên. Vì đây là “bộ mặt” của nhà hàng khi chính học sẽ tiếp xúc và phục vụ trực tiếp các “thượng đế”. Do đó, nhân viên có phong cách và thái độ phục vụ tốt, chuyên nghiệp sẽ nhận được thiện cảm từ khách hàng.
Mọi nhà hàng đều yêu cầu nhân viên phải có sự chuyên nghiệp. Để làm được điều này, bộ phận quản lý nhân sự phải có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo bài bản. Đồng thời sắp xếp và phân chia công việc rõ ràng để tránh “giẫm chân” nhau trong quá trình làm việc.
Mỗi nhà hàng sẽ cần những nhóm nhân viên sau, bao gồm nhân viên phục vụ, đầu bếp, thu ngân và quản lý. Mỗi người có một nhiệm vụ riêng và cần thành thạo công việc của mình để phục vụ khách hàng tốt nhất.
Để nhân viên toàn tâm toàn ý làm việc, nhà hàng phải có chế độ lương thưởng rõ ràng, hấp dẫn. Khen thưởng phải đi đôi với kỷ luật để tạo động lực cho nhân viên làm việc tốt hơn, cung như tránh trường hợp gian lận, thất thoát, ảnh hưởng đến doanh thu và cả uy tín nhà hàng.
12. Lên phương án quản lý nhà hàng
Trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống của bạn cần có phương án quản lý rõ ràng, bao gồm việc quản lý doanh thu, nguồn chi phí để kiểm soát tốn dòng tiền. Ngoài ra, cần phải quản lý dữ liệu khách hàng, kho vật liệu,… nhằm tránh xảy ra sai sót.
Để hạn chế tối đa thiếu sót trong khâu quản lý nhà hàng ăn uống, bạn cần phải xác định rõ những hạng mục cần quản lý, cách thức quản lý và phương tiện quản lý. Ngày nay, bạn có thể sử dụng các phần mềm quản lý nhà hàng chuyên nghiệp để quản lý toàn bộ doanh thu theo ngày, tuần, tháng, chi phí nguyên liệu,… dựa trên những báo cáo chi tiết, rõ ràng.
Các phần mềm này được tích hợp nhiều tính năng để giám sát hoạt động của nhà hàng, bạn chỉ cần theo dõi từ xa mà không nhất thiết phải có mặt 24/24. Một số phần mềm còn hỗ trợ chăm sóc khách hàng qua hệ thống tự động giúp việc kinh doanh và vận hành nhà hàng trở nên nhẹ nhàng hơn.
Tham khảo thêm: Mở 1 nhà hàng cần bao nhiêu tiền? Bảng dự tính chi phí
13. Lập chiến lược marketing
Bước cuối cùng trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng đó chính là làm marketing. Đây là con đường nhanh nhất để khách hàng biết đến nhà hàng của bạn. Đầu tiên, bạn cần vẽ chân dung khách hàng mục tiêu để biết họ là ai? Có hành vi như thế nào và quan tâm, yêu thích điều gì. Từ đó, bạn sẽ biết mình nên tiếp cận khách hàng mục tiêu và tăng nhận diện thương hiệu qua kênh nào, áp dụng chiến lược gì đi kèm thông điệp cụ thể ra sao.
Bạn có thể áp dụng phát tờ rơi, tờ bướm hoặc chạy quảng cáo trên Facebook, Tik Tok, thuê KOLs,… tùy vào đối tượng khách hàng của mình thích gì. Đừng quên sức mạnh của marketing truyền miệng vì đây là kênh hiệu quả bền vững nhất.
Khi làm marketing cho nhà hàng, bạn cần phải có thêm các chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn với hình ảnh bắt mắt để thu hút thực khách. Ví dụ như mua 1 tặng 1, giảm giá 10%, đi 5 người tính tiền 4,… sẽ rất hút khách.
Trên đây là đầy đủ các bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng mà chủ đầu tư có thể tham khảo và áp dụng cho nhà hàng của mình. Có một kế hoạch chỉn chu và hoàn thiện giúp bạn dễ dàng hơn trong việc vận hành nhà hàng, để kinh doanh có lời và ngày một phát triển.
Có thể bạn quan tâm:
- Mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn?
- Cách mở một quán trà sữa thành công, chinh phục giới trẻ