Không gian nội thất thiết kế theo phong cách Vintage mang đến cho mọi người cơ hội trải nghiệm sự hoài cổ và nét cổ điển từ những giá trị văn hóa lâu đời. Tuy vậy, mọi người lại thường hay nhầm lẫn giữa phong cách Vintage và Retro vì nhiều sự tương đồng.
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phong cách thiết kế Vintage để kiến tạo không gian sống một cách nhất quán.

Phong cách thiết kế Vintage
1. Phong cách thiết kế Vintage là gì?
Phong cách thiết kế Vintage phản ánh về cuộc sống những năm 50, 60 và 70 của thế kỷ 20. Không gian nội thất được thiết kế theo phong cách thiết kế Vintage thể hiện rất rõ nét đẹp lãng mạn, cổ điển, bình dị đến từ những giá trị vượt thời gian. Thiết kế thường đơn giản và duyên dáng, do đó tạo ra một bầu không khí thư giãn và yên bình.
Phong cách Vintage ra đời tại Pháp và nhanh chóng lan rộng trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật như âm nhạc, thời trang và thiết kế nội thất. Thiết kế thường đơn giản và duyên dáng, do đó tạo ra một bầu không khí thư giãn và yên bình.
Bài viết liên quan: Top 25 các phong cách thiết kế nội thất nổi bật nhất
2. Đặc điểm phong cách thiết kế Vintage

Màu sắc chủ đạo trong Vintage là gam màu trầm
2.1. Màu sắc chủ đạo
Các tông màu be, xám, cát, kem, hồng nhạt, xanh nhạt, hoa cà nhạt là những màu sắc của phong cách nội thất Vintage. Những gam màu trầm và trung tính thường được sử dụng trong phong cách vintage. Màu sắc sử dụng trong phong cách Vintage thường được chia thành 2 phong cách:
- Phong cách Mid Century Modern: là phong cách sử dụng những tone màu nhấn tươi sáng chống lại các tông màu trung tính cơ bản như trắng, đen và gỗ, tồn tại vào những năm 30 – 60 của thế kỷ 20.
- Phong cách Art Deco Vintage: chủ yếu sử dụng các gam màu trung tính mang đến sự nhẹ nhàng, thoải mái như kem và màu be.
Có thể bạn quan tâm: Thiết kế nội thất phong cách hiện đại cần những gì?
2.2. Đồ nội thất
Kiến trúc vintage thường có xu hướng sử dụng đồ gỗ cổ điển tối màu để trang trí đang rất được ưa chuộng hiện nay. Kết hợp với thảm trải sàn có hoa văn và màu sắc, sự sang trọng và cổ điển của sàn gỗ là chất liệu khiến không gian căn phòng đậm chất “Vintage”.
2.3. Các yếu tố trang trí

Vật dụng trang trí Vintage
Vật dụng trang trí cho nhà Vintage khá đa dạng. Giấy dán tường là thứ không thể thiếu khi thiết kế nhà phong cách cổ điển. Về yếu tố ánh sáng, đèn cổ điển, chụp đèn là phổ biến, tương tự như các vật dụng trong nhà khác. Đặc biệt, đèn chùm bằng đồng là một trong những lựa chọn phổ biến nhất bởi cảm giác ấm cúng, cổ kính mà nó mang lại.
Ngoài ra, những vật dụng chúng ta thường thấy trong không gian vintage có thể là chân đèn bằng đồng, đồng hồ cổ, tranh treo, lọ hoa, gối, hộp, bìa sách và những bức tranh đen trắng, nâu nhạt nhẹ nhàng, trang nhã.
2.4. Ánh sáng
Ánh sáng là thứ không thể thiếu trong mọi không gian. Ánh sáng tự nhiên rất quan trọng trong phong cách thiết kế Vintage. Tùy sở thích mà gia chủ có thể thay đổi linh hoạt. Đối với ánh sáng nhân tạo, trong phong cách này chúng ta nên ưu tiên ánh sáng có gam màu vàng để tăng thêm cảm giác cổ điển. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên sử dụng thêm một số loại đèn có ánh sáng trắng để tránh cảm giác nhàm chán, một màu.
Bài viết liên quan: Phong cách kiến trúc Indochine (Đông Dương) là gì?
3. Các mẫu phong cách thiết kế Vintage

Sử dụng tranh mang phong cách thiết kế Vintage

Nhà bếp mang phong cách thiết kế Vintage với tông màu chủ đạo trắng, đen

Một thiết kế Vintage sáng tạo với gam màu be

Thiết kế bếp mở mang phong cách thiết kế Vintage

Sử dụng vật dụng cổ để tạo không khí cổ điển

Cầu thang mang phong cách thiết kế Vintage

Phòng ngủ mang phong cách thiết kế Vintage sử dụng các gam màu pastel kết hợp linh hoạt

Nét cổ điển trong sự tối giản và tận dụng ánh sáng thiên nhiên

Đèn vàng mang đến không khí ấm áp cho phòng khách thiết kế Vintage

Một thiết kế mang đậm hơi thở Vintage
Tham khảo: 5 Bí kíp thiết kế quán cafe phong cách Vintage đẹp mê hồn
4. Phân biệt phong cách nội thất Vintage và phong cách Retro
- Định nghĩa
Khi một món đồ có tuổi đời hơn 20 năm nhưng chưa đến 100 tuổi thì nó được coi là Vintage, dưới 20 năm là Retro.
Decor phong cách vintage hướng về truyền thống với đặc trưng là không gian sống bình dị, cổ điển, hoài niệm với dấu ấn cá nhân và chất riêng. Phong cách nội thất Retro hướng về quá khứ với sự đơn giản. Lấy nguyên tắc của phong cách cổ điển trong thiết kế kết hợp với sự cách tân, pha trộn quá khứ và hiện tại cũng như pha trộn các nền văn hóa khác nhau mang đến sự hài hòa cho không gian sống.
- Màu sắc

Phong cách Retro với màu sắc sống động
Việc sử dụng màu sắc là nền tảng của thiết kế nội thất cổ điển.
Phong cách thiết kế Vintage chuộng những gam màu trầm, nhẹ nhàng và cũ kỹ như màu trắng, be, xanh nhạt. Sự kết hợp màu mang đến vẻ đẹp nhẹ nhàng, trầm lắng và hoài niệm
Trong khi đó Retro ưa thích những màu sắc năng động nhưng hơi ấm như màu xanh bơ, đỏ đất nung, mù tạt hoặc vàng cúc vạn thọ, cam cháy và đỏ anh đào. Những màu sắc tươi sáng này có thể tự phát huy hiệu quả nhưng hoạt động tốt nhất khi được kết hợp với nền đơn sắc đen và trắng. Sự kết hợp các màu sắc rực rỡ này trên phông nền nhẹ nhàng rất hấp dẫn về mặt thị giác.
- Đồ nội thất
Đồ nội thất sử dụng cho kiến trúc Vintage thường là các món đồ cổ, có tuổi đời lâu năm, giá trị cao theo năm tháng như đĩa hát, máy cassette, quạt điện, khăn trải đã phai màu, đồ secondhand, bộ ghế salon thùng…Xu hướng sử dụng đồ nội thất bằng gỗ vintage với tông màu tối và nhạt để trang trí cũng là đặc trưng tiêu biểu của phong cách này.
Còn Retro là sự kết hợp giữa vật dụng xưa cũ và hiện đại hoặc mang đường nét và hơi thở cũ. Các yếu tố của thiết kế nội thất theo phong cách Retro bao gồm rất nhiều đường cong mềm mại và góc cạnh. Cũng có những đặc điểm riêng biệt của đồ nội thất hiện đại. Có kim loại bóng và chrome nhưng nó cũng không loại bỏ các loại vải mềm và gỗ đất. Ví dụ, đệm vải trên khung ghế sofa bằng gỗ với chân bằng gỗ hoặc mạ crôm mang phong cách retro cổ điển.
- Vật liệu
Cả phong cách thiết kế Vintage và Retro đều chuộng chất liệu gỗ làm chủ đạo.

Chất liệu chủ đạo là gỗ
Tuy nhiên nội thất Vintage tập trung vào gỗ tự nhiên, bền bỉ cùng năm tháng. Những đồ dùng bằng bạc, tủ kính có gương, ghế bành và ghế sofa có khung gỗ, kết cấu vải dày đặc. Xu hướng sử dụng đồ gỗ cổ điển tối màu để trang trí là nét đặc trưng của phong cách Vintage.
Kết hợp với những tấm thảm hoa văn và màu sắc, sự sang trọng và cổ điển của sàn gỗ chính là chất liệu khiến không gian căn phòng đậm chất “Vintage”.
Giống như màu sắc, kết cấu là một nền tảng khác của phong cách Retro. Những thứ như thảm lông xù, macrame, vải boucle, nhung vụn và mây thường được tìm thấy trong các ngôi nhà vào thập niên 50, 60 và 70, được đặt cạnh nhau bằng nhựa mịn và nhựa vinyl. Phong cách Retro cũng cởi mở hơn trong việc sử dụng các chất liệu gỗ Công nghiệp phủ Melamine, Laminate, Acrylic và đá hoa cương…
Phong cách cổ điển trong nội thất mang đến một không gian sống nhẹ nhàng, thoải mái và hoài cổ. Bài viết trên đây với chi tiết đặc điểm về phong cách thiết kế Vintage và Retro, cũng như những đặc trưng riêng của hai phong cách này. 20S Factory hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để thiết kế ngôi nhà của mình phù hợp với phong cách mà bản thân hướng đến.
Bài viết liên quan:
- 5 Nét đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất Hàn Quốc
- Nội thất phong cách Bắc Âu – Scandinavian có gì đẹp? 4 mẫu tham khảo