11 bước mở quán cafe sân vườn nhỏ đẹp và kinh nghiệm hay

Trang chủ » Tin tức » 11 bước mở quán cafe sân vườn nhỏ đẹp và kinh nghiệm hay

Mô hình quán cafe sân vườn đã không còn quá xa lạ ở Việt Nam. Dù xuất hiện từ lâu, nhưng quán cafe sân vườn chưa bao giờ đánh mất vị thế dẫn đầu của mình. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức cho các nhà khởi nghiệp. Hãy bắt đầu ngay bằng việc đọc bài viết dưới đây để biết cách mở quán cafe sân vườn nhỏ đúng chuẩn nhé!

mo quan cafe san vuon nho

Kinh nghiệm mở quán cafe sân vườn nhỏ thành công

Xem nhanh bài viết

1. Giải mã lý do nên mở quán cafe sân vườn nhỏ?

Mô hình cafe sân vườn là một trong những mô hình được nhiều người lựa chọn để kinh doanh ở Việt Nam. Như vậy, lý do để chọn mở quán cafe nhỏ là gì?

Thứ nhất, hợp với văn hoá và nhu cầu của khách hàng Việt

Quán cafe kết hợp với những mảng xanh mang đến không khí trong lành, thoải mái, gần gũi với thiên nhiên là một lựa chọn rất được lòng các khách hàng ở Việt Nam. Cây cối cũng có tác dụng làm dịu nhiệt độ nóng bức và ô nhiễm khói bụi. Đặc biệt khi người Việt ở mọi thế hệ đều có xu hướng rất thích thư giãn, học tập, gặp gỡ, hẹn hò ở các quán cafe có không gian thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên. Chính vì vậy mô hình này có rất nhiều cơ hội để phát triển và không sợ bị lỗi thời.

Thứ hai, quy mô nhỏ sẽ đi đôi với chi phí tiết kiệm 

Theo các chuyên gia, mô hình này sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá tiền vì có thể tận dụng trọn vẹn không gian vốn có và không cần phải đổ quá nhiều tiền vào nội thất. Đặc biệt nếu bạn là người yêu thích và có kiến thức về cây cối, thì đây là mô hình phù hợp với bạn vì gần như bạn chỉ cần đầu tư tiền bạc và công sức vào việc thiết kế, trồng và chăm sóc các mảng xanh.

Thứ ba, bạn có không dạng sáng tạo khổng lồ, đa dạng ý tưởng. 

Không một ai quy định về việc nên bố trí các loại cây nào hay cách bạn bố trí chúng ở một quán cafe sân vườn. Vì vậy, bạn có rất nhiều không gian để sáng tạo nên không gian quán của riêng mình. Nhìn chung, khách hàng có xu hướng bị thu hút bởi một không gian thoáng, nhiều màu xanh, tối giản hoặc có nhiều góc để sống ảo.

Tham khảo bài viết:

2. Điểm qua các mô hình cafe sân vườn nhỏ đẹp nhất hiện nay

chi phi mo quan cafe san vuon

Quán cafe sân vườn cũng có nhiều phong cách

2.1. Cafe sân vườn rooftop 

Mở quán cafe sân vườn nhỏ trên một không gian cao sẽ giúp nâng tầm đẳng cấp cho mô hình này. Không chỉ được thư giãn, trò chuyện với bạn bè trong không gian tràn ngập cây xanh mà việc ngắm cảnh từ trên cao cũng mang đến những trải nghiệm thú vị.

Một số quán cafe sân thượng tọa lạc ở vị trí gần sân bay có thể quan sát được máy bay trên bầu trời cũng được các bạn trẻ khá yêu thích. Mô hình này có lợi thế vào sự thoáng đãng và yên tĩnh, tuy nhiên cần quan tâm lưu ý đến vấn đề an toàn khi thiết kế.

mo quan cafe san vuon rooftop

Quán cafe sân vươn rooftop là sự kết hợp hoàn hảo giữa các mảng xanh và không gian thoáng đãngNguồn: Trên Tầng Thượng

2.2. Cafe sân vườn vibe vintage

Gần đây phong cách vintage rất được ưa chuộng bởi nét cổ điển, mộc mạc riêng. Việc kết hợp những vật dụng xưa cũ như ghế gỗ, nệm vải, rèm, họa tiết nhỏ lãng mạn, khung ảnh… đặt vào không gian hiện đại tràn ngập cây cối chính là điểm nhấn thu hút khách hàng khi mở mô hình quán cà phê sân vườn.

Hầu như đây là mô hình đánh vào các bạn trẻ, có nhu cầu chụp ảnh nhiều. Đây là nhóm khách sẽ quan tâm nhiều thiết kiến trúc cũng như phối cảnh, màu sắc của quán.

mo quan cafe san vuon vintage

Quán cafe sân vườn vintage là gợi ý không tồi với sở thích của người trẻ hiện nay

2.3. Cafe sân vườn kèm hồ nước

Đây được xem là mô hình lý tưởng dành cho những ai yêu thích thiên nhiên. Ngoài sự mát mẻ đến từ cây cối, khách hàng có thể nghe được tiếng nước róc rách, sự mát mẻ đến từ hơi nước. Bạn cũng có thể bổ sung thêm cây nước, hòn non bộ hay nuôi thêm các loài cá, thuỷ sinh để trang trí, tăng sinh khí hoặc tạo phong thuỷ. Mô hình quán cafe sân vườn kết hợp hồ cá koi cũng tạo nên cơn sốt trong thị trường kinh doanh quán cafe gần đây.

chi phi mo quan ca phe san vuon

Mô hình quán cafe kết hợp hồ nước

Bài viết liên quan: 4 Cách trang trí cổng quán cafe đẹp và bắt mắt

2.4. Cafe sân vườn nhỏ trong nhà

Bạn muốn mở quán cafe sân vườn nhưng hạn chế về không gian? Cafe sân vườn trong nhà là một gợi ý tốt cho bạn. Bạn nên kết hợp hài hoà cây cối, hồ nước, kiến trúc quán,…để tạo nên sự độc đáo, thoải mái cho quán thay vì dựa vào lợi thế không gian. Ngày nay, mô hình này khá phổ biến vì nhiều khách hàng thích cây cối nhưng lại có nhu cầu ngồi phòng máy lạnh, hoặc ngại thời tiết quá nắng hay quá lạnh ở ngoài trời.

mo quan cafe san vuon trong nha

Mở quán cafe sân vườn trong nhà là giải pháp cho không gian nhỏ

2.5. Quán cafe kết hợp sân chơi

Một quán cafe kết hợp sân chơi thường hướng đến nhóm khách hàng có con nhỏ. Thật ra đây cũng là nhóm khách chủ đạo của dạng thiết kế này.

Mô hình này đơn giản là bổ sung thêm cầu trượt, bập bênh, hố cát,…vào quán cafe sân vườn để trẻ con có không gian để vui chơi và bố mẹ có không gian riêng để trò chuyện, găp gỡ bạn bè, gia đình.

2.6. Cafe sân vườn kết hợp phong cảnh làng quê Việt Nam

Một ý tưởng khác cho việc mở quán cafe sân vườn nhỏ là áp dụng phong cách Việt. Đặc biệt, đối tượng khách hàng là người trung niên, cao tuổi rất thích thú với ý tưởng này. Trang trí quán với các hình ảnh quen thuộc như cây dừa, ao sen, nón lá… đã thu hút được sự ủng hộ lớn từ phía khách hàng.

2.7. Cafe sân vườn nhỏ kèm võng 

Mở quán cafe sân vườn nhỏ kèm võng là lựa chọn phổ biến, đặc biệt thích hợp với mặt bằng ngay các tuyến đường quốc lộ. Kiểu này yêu cầu không gian sân vườn mát mẻ và võng nằm. Quán cafe vườn võng thường hướng đến đối tượng khách hàng là người đi hành hương và tài xế.

3. Tổng hợp các chi phí mở quán cà phê sân vườn nhỏ

Tuỳ theo mô hình, thiết kế hay quy mô mà chi phí sẽ dao động khác nhau. Nhìn chung, bạn có thể thao khảo các chi phí sau đây:

3.1. Tiền chi cho mặt bằng kinh doanh

Mặt bằng luôn là yếu tố quan trọng đầu tiên cho dù là bạn kinh doanh cafe hay bất cứ mặt hàng nào khác. Mặt bằng nằm ở đường lớn, mặt đường, thuận tiện cho khách hàng tìm kiếm và di chuyển, gửi xe… đều là ưu điểm cần có.

Tuy vậy, việc quán cafe nằm trong hẻm cũng khá phổ biến trong thời gian gần đây. Đặc biệt, các bạn trẻ ưa chuộng sự mới lạ, thích khám phá, không ngại tìm kiếm các quán cafe trong ngõ hẻm. Chính vì vậy, đây vừa được xem là khuyết điểm vừa là ưu điểm vì tạo nét độc lạ cho quán cafe.

Đặc biệt, mô hình cafe sân vườn thường đòi hỏi diện tích đủ lớn ít nhất 80 – 100 m2 và cần thoáng, rộng không khí trong lành. Với diện tích mặt bằng lớn như vậy việc tìm kiếm các địa điểm mặt đường sẽ khiến chi phí mở quán cafe sân vườn lên rất cao.

Chi phí mặt bằng quán cafe sân vườn được đánh giá là cao hơn hẳn so với những mô hình khác, có thể lên tới 20 – 30 triệu/ tháng do diện tích khá rộng. Lưu ý rằng với mặt bằng lớn thông thường chủ nhà sẽ yêu cầu hợp đồng thuê dài hạn và cần tiền cọc 1 – 2 tháng.

3.2. Chi phí thiết kế và decor

mo hinh quan ca phe san vuon

Thiết kế quán cafe là bước quan trọng

Đầu tư vào thiết kế khi mở mô hình quán cafe sân vườn là cực kỳ quan trọng. Với diện tích lớn việc thiết kế đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và chuyên môn bạn nên tìm đến các đơn vị tư vấn thiết kế cafe sân vườn. Tránh việc tự thiết kế chắp vá, không thống nhất về phong cách, không gian không phù hợp cho cây xanh phát triển, phát sinh nhiều chi phí mở quán.

Việc bố trí các lối đi trong quán cũng phải hợp lý tránh làm ảnh hưởng tới khách hàng xung quanh khi di chuyển. Đồng thời cũng phải đủ rộng để nhân viên phục vụ dễ dàng di chuyển. Bên cạnh đó, lối đi cần được lát bằng những chất liệu chống trơn trượt đảm bảo an toàn cho mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ.

3.3. Vốn chi cho trang thiết bị

Khi mở bất kỳ loại hình quán cafe nào thì việc sắm sửa trang thiết bị là không thể thiếu.

Trang thiết bị, dụng cụGiá (dự tính)
Bàn: 20 – 30 chiếc tùy diện tích mặt bằng10.000.000 – 15.000.000 VND
Ghế: 60 – 80 chiếc các loại10.000.000 – 15.000.000 VND
Tủ lạnh7.000.000 – 10.000.000 VND
Hệ thống âm thanh8.000.000 – 12.000.000 VND
Internet, wifi500.000 VND
Hệ thống quạt cho khu sân vườn, điều hòa cho khu trong nhà10.000.000 – 12.000.000 VND
Máy pha cafe, máy xay cafe7.000.000 – 10.000.000 VND
Máy xay sinh tố, máy vắt, máy ép trái cây, máy lọc nước3.000.000 – 4.000.000 VND
Các loại ly: 50-60 chiếc1.500.000 – 2.000.000 VND
Muỗng, thìa, ổng mút các loại, dao thớt, chén đĩa600.000 – 800.000 VND
Phin pha cafe loại lớn loại nhỏ300.000 – 400.000 VND
Bình lắc, hũ cốc, bình tạo bọt sữa…400.000 – 600.000 VND
Khay bưng, thùng đá. thùng rác500.000 – 700.000 VND
Tổng chi phí60.000.000 – 80.000.000 VND

3.4. Tiền nguyên vật liệu

Mỗi món ăn, đồ uống đều đòi hỏi những nguyên liệu riêng. Một thực đơn cơ bản của quán cafe được tạo thành từ rất nhiều đầu mục nguyên vật liệu khác nhau. Vì vậy, các đầu mục này phải được liệt kê chi tiết để kiểm soát nguyên liệu đầu vào.

Nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng khá cao trong chi phí mở quán cafe sân vườn. Bạn có thể dùng bảng sau để tham khảo:

Nguyên vật liệuGiá (dự tính)
Caíe hat, cafe xay: 5 – 7 kg800.000 – 1.200.000 VND
Sữa: sữa tươi, sữa đặc, sữa không đường2.000.000 – 3.000.000 VND
Trà lipton 3 – 4 hộp200.000 – 400.000 VND
Trà đen, trà ô long (3 – 5kg)300.000 – 500.000 VND
Kem whipping cream400.000 – 600.000 VND
Sirup các loại, mỗi loại 1 chai 500ml (dùng lâu dài)4.000.000 -6.000.000 VND
Đường: 10 – 15 kg200.000 – 300.000 VND
Hoa quả tươi các loại1.000.000 – 2.000.000 VND
Đồ trang trí: bạc hà, sả, húng quế..100.000 – 200.000 VND
Tổng chi phí12.000.000 – 14.000.000 VND

3.5. Nguồn tiền duy trì hoạt động cho quán 

Ngoài số tiền đầu tư ban đầu vào mô hình quán cafe sân vườn, bạn cần chuẩn bị thêm chi phí phát sinh và vốn duy trì quán cafe. Nguồn vốn sẽ đến từ doanh thu sinh lời, vốn đầu tư mới hoặc trích từ vốn đầu tư ban đầu. Chi phí duy trì quán cafe bao gồm: chăm sóc cây, lương nhân viên, điện nước, nhập hàng…

  • Tiền lương, thưởng cho nhân viên: Đặc thù quán cafe sân vườn là diện tích rất rộng, số lượng nhân viên phục vụ phải phù hợp để có thể bao quát toàn bộ. Đảm bảo luôn có nhân viên khi khách cần đến. Chi phí dao động từ 30 – 40 triệu.
  • Tiền điện hàng tháng: 3 – 5 triệu tùy vào diện tích mặt bằng.
  • Tiền nước hàng tháng: 2 – 3 triệu, tùy vào số lượng cây, hồ nước, hệ thống phun sương…
  • Tiền internet: 1 – 2 triệu.
  • Tiền trồng và chăm sóc cây xanh: Đây là khoảng chi phí siêu quan trọng với quán cafe sân vườn

3.6. Chi phí cho nhân sự là bao nhiêu? 

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên đòi hỏi chi phí lớn, khoảng 40 đến 50 triệu đồng trong tháng đầu của quán cafe sân vườn nhỏ, tùy thuộc vào số lượng nhân viên. Tuy nhiên, nếu chính chủ quán làm công việc pha chế, có thể tiết kiệm được một khoản đáng kể. Giai đoạn đầu cũng đòi hỏi chi phí thuê đội ngũ thiết kế, với số tiền từ 15 đến 30 triệu đồng.

3.7. Đừng quên chi phí Marketing nhé

Mở quán cafe sân vườn, việc tính toán chi phí không thể bỏ qua chi phí marketing. Trong giai đoạn đầu, chủ quán phải đầu tư một khoản tiền đáng kể vào các chiến dịch quảng cáo và PR. Mức phí dự kiến cho quảng cáo ban đầu dao động từ 20 đến 30 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu quán muốn thu hút khách hàng địa phương với quy mô nhỏ, có thể giảm thiểu chi phí này.

3.8. Các chi phí phát sinh khác

Các trường hợp có thể sẽ dùng tới như: trang thiết bị đột ngột hỏng hóc, giá điện nước tăng đột biến, quán đông khách vào các dịp Lễ Tết phải thuê thêm nhân viên thời vụ,…

Kinh doanh là công việc có nhiều biến động khó lường, khoản tiền dự phòng để sử dụng trong các trường hợp có tổn thất, thiệt hại về tài sản,… là vô cùng quan trọng giúp bạn có thể duy trì hoạt động kinh doanh. Tiêu biểu nhất chính là đợt dịch Covid khiến cho mọi hoạt động đình trệ gần đây.

  • Chi phí hỏng hóc sửa chữa: 10 – 15 triệu
  • Chi phí tặng, biếu quà đối tác, nhà cung cấp: 5 – 10 triệu
  • Chi phi dự phòng cho những tháng đầu chưa có lãi: 100 – 150 triệu

4. Giới thiệu quy trình mở quán cafe sân vườn nhỏ đơn giản, dễ thực hiện

Mở quán cafe chưa bao giờ là đơn giản và nhanh chóng, quy trình mở quán cafe sân vườn nhỏ có thể được tóm gọn trong 8 bước sau đây, bắt đầu từ việc lên ý tưởng kinh doanh đến chọn mặt bằng, thuê nhân viên, làm marketing…

4.1. Đảm bảo về mặt tài chính 

Để mở quán cafe, nguồn vốn là điều không thể thiếu. Hãy tính toán kỹ lưỡng về số tiền bạn có thể đầu tư, cũng như lên kế hoạch quảng bá và duy trì hoạt động kinh doanh sau này. Dù là nguồn vốn lớn hay nhỏ, điều này sẽ ảnh hưởng đến các bước tiếp theo của quá trình mở quán cafe sân vườn nhỏ.

4.2. Xây dựng ý tưởng kinh doanh

mo hinh quan cafe san vuon

Lên ý tưởng cho quán cafe để tạo sự khác biệt

Trước khi bắt đầu kinh doanh quán cafe thì việc đầu tiên chính là lên ý tưởng kinh doanh.

Bạn nên đặt ra các câu hỏi để ý tưởng trở nên chi tiết và thực tế. Các câu hỏi có thể là: Mở quán cà phê sân vườn nhỏ với phong cách nào để mang lại sự khác biệt? Chi phí đầu tư khoảng bao nhiêu? Địa điểm thuê mặt bằng quán cafe sân vườn ở đâu? Cần thuê bao nhiêu nhân viên? Thực đơn của quán gồm bao nhiêu món? Thiết kế ly, cốc và bao giấy như thế nào? Lựa chọn nhà cung cấp nào uy tín?

4.3. Đừng quên khảo sát thị trường

Việc nghiên cứu thị trường trước khi bắt đầu mở quán cafe sân vườn nhỏ là quan trọng. Mục đích của việc nghiên cứu này không chỉ giúp nắm bắt xu hướng phát triển của các quán mà còn tìm hiểu cả về đối thủ cạnh tranh và nhu cầu khách hàng để đưa ra kế hoạch phát triển chính xác.

Hãy trả lời các câu hỏi: Làm thế nào để bạn có kế hoạch để chiếm thị phần từ các đối thủ cạnh tranh của bạn? Bạn sẽ thực hiện những chiến lược nào để cải thiện bản thân từ các quán cà phê và nhà hàng hiện có trong khu vực? Bạn định thu hút và giữ chân khách hàng như thế nào?

4.4. Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết

Một kế hoạch mở quán cà phê sân vườn nhỏ sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thị trường, xem xét các yếu tố như cơ hội, rủi ro…

Nếu bạn kinh doanh mà không có kế hoạch mở quán cafe từ A-Z thì chắc chắn sẽ không quản lý được công việc hiệu quả, dễ dẫn đến tình trạng lỗ vốn. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước hoặc cách thức hoạt động của các đối thủ cạnh tranh để lên được một kế hoạch kinh doanh cụ thể.

4.5. Lựa chọn mặt bằng kỹ lưỡng

mo hinh cafe san vuon

Địa điểm mở quán cafe rất quan trọng

Vị trí rất quan trọng đối với sự thành công chung của bất kỳ hoạt động kinh doanh quán cà phê nào. Khi chọn mặt bằng quán cafe sân vườn, bạn sẽ muốn xem xét các yếu tố như:

  • Chi phí thuê
  • Vị trí của đối thủ cạnh tranh
  • Địa điểm nằm ở khu vực đông dân cư hay không? Mặt tiền đường hay trong hẻm? Có gần trung tâm mua sắm, trường học, công ty…?
  • Vị trí này có thuận tiện cho mắt người đi đường nhìn thấy không?
  • Vị trí này có ở gần nhiều đối tượng khách hàng bạn hướng đến không?
  • Vị trí này có thể đặt biển hiệu quảng cáo và khách hàng dễ dàng nhìn thấy không?
  • Khu vực để xe có đủ rộng và thuận tiện?
  • Có bị ngập vào mùa mưa?

Lựa chọn địa điểm không phải là một quyết định nhỏ, cách tốt nhất để tìm kiếm địa điểm hoàn hảo là dành thời gian của bạn và không quá vội vàng.

4.6. Thiết kế quán phù hợp với tệp khách và ngân sách 

Tiếp theo trong quá trình mở quán cafe sân vườn nhỏ là thiết kế không gian. Nên căn cứ vào đối tượng khách hàng và phong cách của quán, bạn có thể tự thiết kế nếu không gian quán không quá lớn và bạn tự tin vào khả năng của mình. Tuy nhiên, thuê một đơn vị thiết kế cũng là lựa chọn tốt để tạo ra không gian chuyên nghiệp và hiện đại cho quán của bạn.

4.7. Thiết kế menu chỉnh chu và tìm nguồn cung cấp nguyên liệu

Một điều quan trọng khi mở quán cafe sân vườn nhỏ là menu. Danh sách đồ uống và món ăn cần được lên kế hoạch cẩn thận để phù hợp với không gian và đối tượng khách hàng của quán. Để tạo menu, có thể tham khảo từ đối thủ, chọn lọc các món phù hợp và đồng thời đề xuất những ý tưởng sáng tạo để thu hút khách hàng.

Tìm kiếm các nhà cung cấp tốt, đáng tin cậy là một thành phần quan trọng của bất kỳ công việc kinh doanh nào. Các nhà cung cấp chính thường là cà phê, sữa, bánh mì, kem, syrup, đá, trà, bánh ngọt…. Bạn cũng sẽ cần cốc (giấy và sứ), khăn ăn, máy khuấy cà phê, ấm trà…

Bạn nên càng đi sâu vào chi tiết càng tốt. Sau đó, bạn có thể bắt đầu nghiên cứu các nhà cung cấp cho đến khi tìm thấy những nhà cung cấp mà bạn yêu thích và phù hợp với phong cách quán cafe.

4.8. Chuẩn bị vật dụng, trang thiết bị cần thiết

mat bang quan cafe san vuon

Công cụ, dụng cụ chế biến

Khi đề cập đến vật dụng, trang thiết bị cần thiết bạn có một vài lựa chọn: mua hoặc thuê.

Bạn cũng sẽ cần đầu tư vào máy xay sinh tố công nghiệp, tủ lạnh, máy rửa chén, máy tính tiền…Một lần nữa, hãy lập một danh sách và càng chi tiết càng tốt cho mô hình quán cà phê sân vườn của mình.

4.9. Thuê nhân viên và training

Việc tìm kiếm nhân viên phù hợp với quán là quan trọng. Mở quán cafe sân vườn nhỏ thì sẽ cần ít nhất từ 4 nhân viên trở lên bao gồm: 1 nhân viên pha chế, 1 nhân viên thu ngân và 2 nhân viên phục vụ. Nếu quy mô quán lớn hơn thì số lượng nhân viên có thể nhiều hơn.

Ngoài ra, cách quản lý nhân viên cà phê cũng không kém phần quan trọng. Việc này sẽ giúp nhân viên hiểu rõ về những quy định cũng như phong cách chung mà quán hướng đến. Nhân viên pha cà phê nên được đào tạo về cách xử lý đúng tất cả các thiết bị pha chế cũng như menu, công thức pha chế các loại nước và thức ăn kèm.

4.10. Hoàn thiện các thủ tục pháp lý

Trước khi mở quán cafe, chủ quán cần chuẩn bị nhiều loại giấy tờ khác nhau, bao gồm giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Đảm bảo chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết và nộp đúng quy trình cho cơ quan có thẩm quyền. Cần lưu ý rằng việc làm giấy tờ có thể phát sinh một số phí, do đó cần dự trù kinh phí cho mục này.

4.11. Marketing cho quán cafe sân vườn nhỏ

dau tu quan ca phe vuon bao nhieu tien

Marketing khi quán mới mở là cần thiết

Để khách hàng biết đến quán cafe của bạn đòi hỏi một kế hoạch marketing phù hợp, ít nhất là trong thời gian 6 tháng đầu khi mới mở quán. Hiện nay, việc chạy quảng cáo nền tảng các mạng xã hội như Instagram, fanpage Facebook, TikTok…là cách nhanh nhất giúp bạn tiếp cận đúng đối tượng khách hàng.

Ngoài ra, khi khách hàng đến, hãy yêu cầu họ theo dõi trang Fanpage để nhận thông tin cập nhật, quà tặng miễn phí và ưu đãi đặc biệt để giữ chân khách hàng.

Mô hình cafe sân vườn ngày càng phổ biến. Làm thế nào để mở quán cafe sân vườn nhỏ thật ấn tượng để tạo lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng là bài toán mà các chủ quán cần tìm ra đáp án. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về quy trình và chi phí để bắt đầu kế hoạch kinh doanh mà mình ấp ủ.

Có thể bạn quan tâm:

20s Factory hy vọng với những kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều năm ở lĩnh vực thiết kế – thi công nội thất có thể mang lại nhiều giá trị và giúp bạn tạo ra không gian hiện đại, tiện dụng

Hotline: 02873027666