Bạn muốn mở quán cafe nhưng vẫn chưa biết chi phí mở quán cafe cần bao nhiêu vốn? Mỗi mô hình, quy mô sẽ có chi phí khác nhau, nhỏ thì dao động từ 30-500 triệu, lớn hơn thì có thể từ 1.5 tỷ trở lên. Cách tính như thế nào là đúng? Việc hiểu đúng về các loại chi phí giúp bạn xác định được nguồn vốn tổng thể, tránh tình trạng thiếu hụt và phát sinh không cần thiết xảy ra trong quá trình vận hành. Đừng bỏ lỡ bài viết sau đây để có những định hướng đúng đắn cho mô hình kinh doanh của mình nhé!

Chi phí mở quán cafe
1. Mở quán cafe cần bao nhiêu vốn?
1.1. Mở quán cafe hết bao nhiêu tiền?
Bước đầu tiên để xác định được chi phí mở quán cafe chính là xác định mô hình kinh doanh cũng như nguồn vốn chủ sở hữu để có những định hướng rõ ràng.
Chi phí để mở một quán cà phê nhỏ cần khoảng 30 triệu VNĐ. Nhượng quyền kinh doanh quán cà phê khoảng 90 -100 triệu VNĐ. Với mô hình các quán cafe sân vườn, tổng chi phí với diện tích 80 – 100m2 sẽ rơi vào khoảng 360 – 500.000.000 VNĐ vì mô hình này đòi hỏi diện tích mặt bằng lớn. Thậm chí, con số này có thể lên đến hàng tỷ đồng với những mô hình quán cafe độc, lạ.
Nhìn chung, mở quán cafe cần bao nhiêu vốn thường được chia theo 3 mức độ như sau:
- Dưới 150 triệu VNĐ: Những quán cafe có quy mô nhỏ với chi phí thiết kế, nhân sự được tối giản, tập trung chủ yếu vào sự khác biệt menu đồ uống.
- Từ 150 – 300 triệu VNĐ: Quy mô trung bình. Bên cạnh tập trung chất lượng đồ uống thì có tập trung thêm vào thiết kế quán cafe và mặt bằng.
- Trên 300 triệu VNĐ: Quy mô lớn, tập trung đầu tư toàn diện tất cả các hạng mục.
1.2. Cách tính chi phí mở quán cafe

Khảo sát thông tin để lên danh sách chi phí là quan trọng
Tham khảo: Chi phí mở quán cà phê sân vườn bao nhiêu tiền?
1.2.1. Lên kế hoạch cho chi phí
Bước đầu tiên để tính các chi phí khi mở quán cafe là lập một danh sách chi tiết những khoản chi phí cần đầu tư cho quán cafe. Bạn nên liệt kê những những hạng mục sẽ triển khai như địa điểm mặt bằng cần thuê và sửa chữa, thiết bị, tuyển dụng, quảng cáo và tiếp thị. Các hạng mục được liệt kê phụ thuộc phần lớn vào định hướng mô hình kinh doanh quán cafe. Bản kế hoạch kinh doanh quán cafe sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể và chi tiết về chi phí, tránh những khoản không cần thiết, sai lệch với mục tiêu ban đầu.
1.2.2. Khảo sát, tìm kiếm thông tin
Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn đánh giá được tình hình chung khi đầu tư mở quán cà phê. Ngoài ra, bạn cũng có thể đối chiếu và so sánh giữa bảng chi phí của mình với giá cả thị trường nói chung và đối thủ nói riêng. Thêm vào đó, tìm hiểu về lợi tức, tỷ suất cho vay ngân hàng, chi phí từ nhà cung cấp, nhà thầu, chuyên gia tư vấn… cũng cực kỳ quan trọng.
Một số thông tin dưới đây cũng cần được tìm hiểu chi tiết để có thể đưa vào chi phí để mở quán cafe
- Thị trường bất động sản cho thuê ở khu vực bạn dự định mở quán. Địa điểm có nhất quán với phong cách và hình ảnh của quán cafe? Môi trường kinh doanh xung quanh? Giá thuê của những khu vực lân cận.
- Bạn cần thuê bao nhiêu nhân viên để quản lý, vận hành quán? Bạn cần chuẩn bị mua thiết bị, đồ dùng gì?
- Tổng nguồn vốn cần có để đưa quán đi vào hoạt động? Bạn đã có bao nhiêu tiền? Cần vay bao nhiêu? Bảng phân tích lãi, lỗ, sự biến đổi dòng trong từng thời điểm…
Xem thêm: Mở quán cafe container cần bao nhiêu tiền?
1.2.3. Tính toán
Sau khi đã thực hiện các bước trên, bạn sẽ thu được bảng dự toán chi phí mở quán cafe hoàn chỉnh và ước tính được số vốn đầu tư ban đầu cần bỏ ra.
Dưới đây là gợi ý về bảng kế hoạch chi tiêu mà bạn có thể áp dụng:
Hạng mục | Tỷ lệ đầu tư tối đa/ Tổng vốn | Lưu ý |
Thuê mặt bằng | 15% | Chọn mặt bằng thuận tiện đi lại, gần khách hàng tiềm năng |
Xây dựng thiết kế | 10% | Tự thiết kế hoặc thuê đơn vị thiết kế |
Đầu tư cơ sở vật chất | 30% | Nội thất, quầy bar, bếp, tủ đông, tủ lạnh… |
Trang thiết bị | 10% | Âm thanh, ánh sáng, dụng cụ pha chế, ly tách… |
Nguyên vật liệu pha chế | 20% | Cafe, sữa, socola, hoa quả… |
Nhân viên | 5% | Thuê nhân viên |
Phần mềm quản lý | 1% | Mua phần mềm quản lý, máy in bill để phục vụ khách tốt hơn |
Đăng ký kinh doanh | 1% | Giấy phép kinh doanh |
Chi phí phát sinh | 5% | |
Chi phí duy trì quán | 20% | Tiền nhân viên, tiền mặt bằng, chi phí điện nước, internet… |
Chi phí dự phòng | 10% | Khoản dự phòng trong thời gian đầu kinh doanh chưa có lợi nhuận |
Tuy nhiên, bảng kế hoạch trên nên có sự linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp chứ không nhất thiết phải áp dụng rập khuôn. Ví dụ bạn có thể không tốn chi phí mặt bằng vì tận dụng được mặt bằng sẵn có của gia đình.
2. Các loại chi phí để mở một quán cafe

Chi phí thiết kế nội thất
2.1. Chi phí thuê mặt bằng
Địa điểm cho quán cà phê thường chiếm khoảng 30% tổng chi phí mở quán cafe. Vị trí của quán cà phê ảnh hưởng đến sản phẩm mà quán bán, lượng khách hàng và chi phí thuê hàng tháng. Vì những lý do này, giá cả có thể thay đổi đáng kể dựa trên nơi bạn dự định thiết lập cửa hàng.
Nếu bạn dùng nhà bạn để quán cà phê thì sẽ tiết kiệm được chi phí rất nhiều. Nếu không bạn sẽ phải quan tâm tới việc tìm thuê mặt bằng tốt, không gian thoáng đãng và có chỗ để xe cho khách đủ rộng rãi.
Bạn cũng phải lưu ý đến lượng người qua lại tại địa điểm đó, khách hàng mục tiêu hướng đến. Địa điểm quán cafe có gần trường học, văn phòng hay trung tâm thương mại không?
Thông thường bạn sẽ phải đặt cọc tiền từ 3-6 tháng để thuê địa điểm mở quán. Nếu đầu tư lớn và xác định kinh doanh lâu dài, bạn cũng cần đảm bảo thời hạn hợp đồng đủ thời gian thu lợi nhuận bỏ ra để sửa chữa. Chi phí thuê mặt bằng mỗi tháng thông thường từ khoảng 7.000.000 đến 15.000.000 VNĐ tùy địa điểm.
2.2. Chi phí xây dựng, thiết kế quán cafe
Chi phí xây dựng, thiết kế quán phụ thuộc vào diện tích và mô hình quán cafe của bạn. Tùy theo mức độ phức tạp mà chi phí thiết kế cho kiến trúc sư và chi phí trang trí quán cafe sẽ dao động từ 20 – 30 triệu VNĐ.
Quán cà phê của bạn cần được trang trí và lắp đặt các thiết bị để tạo điểm nhấn cũng như để khách hàng check-in sống ảo. Tranh ảnh, cây cảnh, đồ lưu niệm, tap chí, sách báo… là những vật dụng trang trí phổ biến.
2.3. Vốn đầu tư cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất cho quán cafe
Cơ sở vật chất quán cafe bao gồm những thiết bị như quầy pha chế, hệ thống điện nước, gas, Internet, thông gió, hệ thống âm thanh, hệ thống đèn…
Khi muốn xây quán, nếu chủ đầu tư sở hữu sẵn mặt bằng đẹp thì số tiền cần bỏ ra sẽ ít hơn trường hợp không có rất nhiều. Nếu sử dụng công trình được nhượng lại từ một quán đã hoạt động trước đó, bạn sẽ tiết kiệm được 1 khoảng cho chi phí đầu tư cơ sở vật chất.
Trong trường hợp đầu tư sửa chữa trên diện tích lớn, nhà đầu tư phải cân nhắc rất nhiều vấn đề rủi ro và đảm bảo có thể ký hợp đồng dài hạn với chủ bất động sản để đảm bảo doanh thu bù trừ vào chi phí xây quán.
Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh cafe vỉa hè cho người mới bắt đầu
2.4. Chi phí mua dụng cụ và nguyên liệu làm cafe
Để bắt đầu kinh doanh tiệm cafe, ngoài việc đăng ký giấy tờ, thuê mặt bằng thì không thể không nhắc đến việc đầu tư trang thiết bị và nguyên vật liệu trong chi phí mở quán cafe.
Thiết bị cho quán cà phê của bạn sẽ chiếm một phần đáng kể và điều này phụ thuộc vào loại máy móc bạn sẽ cần: máy rang, xay, pha cafe, hệ thống lọc nước, tủ lạnh, tủ mát… Các thiết bị nhà bếp khác bao gồm ly tách, chén dĩa, ống hút… có chi phí dao động 20.000.000 – 30.000.000 VNĐ.
Nhóm các thiết bị hỗ trợ bán hàng như máy in hóa đơn, máy tính tiền quán cafe giá dao động từ 5 đến 10.000.000 VNĐ
Hiện nay trên thị trường dụng cụ pha cafe ở khoảng giá:
- Tủ lạnh: 7.000.000 – 15.000.000 VNĐ
- Máy pha café: 50.000.000 – 200.000.000 VNĐ
- Tủ quầy pha chế: 15.000.000 VNĐ
- Máy xay sinh tố: 7.000.000 – 15.000.000 VNĐ
Ngoài ra, chi phí lớn nhất khi quán cafe đi vào hoạt động sẽ đến từ nguyên liệu đồ uống để phục vụ khách hàng: cà phê, đường, trái cây, sữa tươi, sữa đặc, trà, bánh ngọt….
Lưu ý khi lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu thực phẩm, hãy chọn nhà cung cấp có chất lượng tốt nhất với giá cả phải chăng. Vì đòi hỏi chế biến mỗi ngày nên độ tươi ngon của nguyên liệu thực phẩm cũng phải được ưu tiên hàng đầu.
Với những quán cà phê thông thường thì chi phí cho nguyên liệu không nên vượt quá 25-40% doanh thu. Bạn cũng có thể thương lượng với các nhà cung cấp về các điều khoản thanh toán phù hợp: 2 tuần một lần hoặc hàng tháng.
2.5. Chi phí thuê nhân công

Chi phí cho nhân công
Một trong những khía cạnh khó khăn nhất là công việc của quản lý quán cà phê. Bạn sẽ cần những nhân viên độc lập, chăm chỉ và thân thiện, những người có thể đại diện cho hình ảnh của quán cafe trước khách hàng.
Ngoài ra, thuê được nhân viên pha chế giỏi là yếu tố then chốt quyết định thành công cho quán cà phê của bạn. Để tìm được nhân viên giỏi, bạn phải trả một mức lương phù hợp và đào tạo phù hợp, điều này sẽ tiêu tốn một số ngân sách.
Ngoài ra, bạn còn phải chi trả các khoản trợ cấp và trợ cấp bổ sung khác trong chi phí mở quán cafe. Do đó, khi tính toán chi phí thuê nhân viên, bạn phải xem xét tất cả các yếu tố đó để cho ra chi phí tổng thể cho việc thuê nhân viên.
2.6. Chi phí đăng ký kinh doanh quán cafe
Bắt đầu một quán cafe đòi hỏi nhiều loại giấy phép và thuế. Mặc dù chi phí khác nhau tùy theo địa điểm và quy mô kinh doanh, các giấy phép bắt buộc thường bao gồm:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh quán cà phê
- Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
- Thuế môn bài
- Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
- Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
2.7. Các chi phí phát sinh

Chi phí phát sinh là không thể tránh khỏi
Cho dù đã tính toán và lên kế hoạch kĩ lưỡng, những loại chi phí phát sinh đột xuất sẽ luôn xuất hiện mà bạn khó kiểm soát được. Lời khuyên của những người có kinh nghiệm là bạn nên để ra riêng một khoản tiền ít nhất là 10% ngân sách của mình cho những loại chi phí phát sinh đó.
Theo nhiều chuyên gia thì chi phí phát sinh sẽ khó kiểm soát và nhiều nhất là khi mới bắt đầu mở quán. Các chi phí phát sinh thường đến từ các trường hợp hư hỏng thiết bị cần sửa chữa hay thay mới; chi phí nguyên vật liệu tăng theo giá cả thị trường, phí bảo trì dịch vụ, phí đào tạo nhân viên, chi phí vận chuyển, di chuyển…
Trong quá trình kinh doanh, có rất nhiều phát sinh ảnh hưởng đến chi phí để mở quán cafe mà bạn không thể lường trước được.
2.8. Vốn duy trì quán cafe
Sau khi quán cafe được mở, bạn cũng cần nguồn tiền nhất định để duy trì cho nó. Đó là các khoản như tiền quảng cáo và marketing, quà tặng khách hàng, tiền khai trương quán, chi phí điện nước cho quán cafe…
Vào thời gian đầu, quán cafe chưa được nhiều khách hàng biết đến, đồng nghĩa với doanh thu chưa ổn định. Khoản phí này không hề nhỏ chút nào nên nếu liệu tính không chuẩn, chi phí mở quán của bạn sẽ bị hao hụt và gặp khó khăn khi triển khai.
3. Tư vấn mở quán cafe theo vốn từ 30 đến 300 triệu
Như vậy bạn đã có hình dung phần nào về số vốn cũng như các khoảng phải chi và cách tính toán chi phí khi mở quán cafe. 20s xin mời bạn tham khảo chi phí cho một số mô hình quán cafe mà bạn có thể áp dụng.
3.1. Mở quán cafe với 30 triệu
Tưởng chừng như khả thi khi mở một quán cafe với số vốn chỉ 30 triệu? Bạn hoàn toàn có thể làm được nếu lựa chọn mô hình cafe vỉa hè hoặc take away với sự sắp xếp khéo léo, chu toàn.
Chỉ cần mặt bằng nhỏ tại một góc vỉa hè ở một khu vực đông dân như trường học hoặc khu dân cư, văn phòng, cơ quan, bạn đã có thể start up một quán cafe cóc nhỏ hoặcmột xe bán cafe mang đi gọn nhẹ. Với mô hình này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí như mặt bằng, thiết kế không gian, trang thiết bị phức tạp, điện nước hoặc nhân công. Tuy vậy, bạn nên đầu tư nhiều vào chất lượng đồ uống và menu để tạo lợi thế cạnh tranh cho quán của mình.
3.2. Mở quán cafe với 50 triệu
Sau khi cày cuốc một thòi gian ở cơ quan hoặc từ buôn bán nhỏ, cánh chị em nội trợ hoặc nhân viên văn phòng có thể dễ dàng tích cóp cho mình được 50 triệu để khởi nghiệp với một quán cafe.
Với số vốn trên, một quán cafe cóc hoặc cafe bình dân với giá thuê mặt bằng dao động từ 3-5 triệu/ tháng trong khu mình sống sẽ là lựa chọn không tồi. Bạn cũng có thể lựa chọn mua lại trang thiết bị cũ từ các trang thanh lý để tối ưu chi phí.
Với chi phí này, bạn đã có thể có chút ít dư giả để đầu tư cho không gian. Nhưng đương nhiên điểm nhấn vẫn là đồ uống và menu sao cho đa dạng và chất lượng nhất. Bạn cũng có thể dành vài triệu để tham gia một khóa học về F&B hoặc pha chế để nâng cao tay nghề và chất lượng thức uống trong quán.
3.3. Tư vấn mở quán cafe với 100 triệu
100 triệu được xem là một con số thuận lợi và nhẹ nhàng để mở một quán cafe.
Quán cafe bóng đá bình dân sẽ là gợi ý không tồi với bạn. Nếu lựa chọn mô hình này, bạn nên dành khoảng 30% vốn cho trang thiết bị màn hình, âm thanh. Đây là quán tập trung các cánh đàn ông, con trai, tụ tập để xem bóng hoặc tán gẫu nên không cần quá chú ý đến thiết kế. Cái quan trọng cần lưu ý là đồ uống ngon, giá tốt, chỗ ngồi thoải mái, thoáng mát.
3.4. Tư vấn mở quán cafe với 200 triệu
Bắt đầu từ con số này trở lên, bạn đã bắt đầu cân nhắc nhiều về tính rủi ro và phải tính toán chi phí lợi nhuận thật kỹ càng.
Tuy nhiên, đổi lại với số vốn thoải mái như vậy, bạn có thể thoái mái lựa chọn các ý tưởng, phong cách quán cafe mới mẻ, độc lạ hơn như cafe làm gốm, cafe chó mèo,…
Lời khuyên cho bạn là nên đầu tư cho mặt bằng và không gian. Giá thuê mặt bằng rộng rãi có thể từ 15-20 triệu. Thiết kế nội thất, trồng cây rơi vào khoảng 100 triệu. Số tiền còn lại phục vụ cho trang thiết bị, nguyên vật liệu và các chi phí phát sinh khác.
2.5. Tư vấn mở quán cafe với 300 triệu
Khi có 300 triệu trong tay, bạn có thể cân nhắc đến quán cafe sân vườn với diện tích tầm 100m2 hay các quán cafe tầm trung có dàn nhạc aucoustic, hay một quán cafe với quầy pha chế chuẩn chuyên nghiệp, chất lượng cafe cao cấp.
Bạn cũng sẽ có không gian sáng tạo với nhiều phong cách hơn như vintage, tối giản,…Nói chung, với 300 triệu bạn đã bước đầu đặt chân vào thị trường các quán cafr quy mô trung bình hoặc lớn và có chất lượng dịch vụ khá chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, đây cũng là bài toán khá rủi ro cho chủ doanh nghiệp, nhất là người chưa có kinh nghiệm quản lý. Hãy có kế hoạch về tài chính hết sức kỹ càng để không bị mất trắng số vốn không nhỏ này. Một gợi ý cho bạn là bạn có thể outsource sự trợ giúp từ các chuyên gia bên ngoài.
4. Tư vấn chi phí mở quán cafe theo từng dạng mô hình
Trong trường hợp bạn chưa rõ ràng về số vốn mà chỉ quan tâm đến loại hình quán, 20s xin mời bạn tham khảo chi phí ước tính cho từng loại quán cafe như sau:
4.1. Mở quán cafe bình dân
Đúng như tên gọi, cafe bình dân là mô hình cafe “ bình dân”, không giới hạn đối tượng khách hàng. Khách hàng đến quán đa phần cũng thuộc tầng lớp bình dân. Họ đến quán vì giá rẻ, không gian thoải mái có thể gặp mặt tán gẫu với bạn bè. Ngoài ra, vị cafe ở những quán cafe này có nét rất riêng biệt, thường pha phin trực tiếp rất đậm nét.
Ngay từ tên quán cũng đã giúp bạn hình dung được chân dung khách hàng của mô hình này. Họ là những người chủ yếu thuộc tầng lớp bình dân, có nhu cầu về đồ uống giá rẻ, có không gian không cần cầu kỳ nhưng thoáng đãng để gặp gỡ bạn bè, gia đình. Đây thường là các quán cafe rất chuộng cafe kiểu Việt Nam, thường pha phin trực tiếp đậm vị.
Với loại hình này, bạn chỉ cần có tối thiểu 100 triệu vốn ban đầu. Đây là một mô hình an toàn và khá dễ dàng cho người mới.
4.2. Chi phí mở quán cafe take away
Mô hình này siêu phổ biến ở các thành phố lớn có lối sống hối hả tấp nhận như Sài Gòn hay Hà nội. Khách hàng của bạn sẽ là những người bận rộn, có nhu cầu về sự nhanh chóng và thuận tiện, họ thường là sinh viên, học sinh hoặc nhân viên văn phòng. Vì vậy hãy đặt xe cafe take away của bạn ở các địa điểm thuận tiện đi lại, nhiều khách qua đường, gần cơ quan hoặc trường học.
Ưu điểm của mô hình này là tính linh hoạt và lợi chi phí, bạn chỉ cần 50 triệu để bắt đầu vì gần như chỉ cần chuẩn bị 1 xe đẩy nhỏ gọn.
4.3. Mở quán cafe rang xay cần bao nhiêu vốn
Quán cafe rang xay là xu hướng kinh doanh hướng tới sức khỏe và chú trọng vào chất lượng cafe. Rang xay cafe tại chỗ tạo nên cảm giác thú vị và khơi gợi sự tò mò với cafe trong khách hàng.
Loại hình này có thể tồn tại ở nhiều quy mô với nhiều mức vốn ban đầu khác nhau: 50 triệu cho quy mô nhỏ, 100 – 200 triệu cho quy mô vừa và trên 300 triệu cho các quán cafe lớn, cần sự sang trọng, phong cách hơn.
4.4. Mở quán cafe nhỏ?
Có rất nhiều mô hình bạn có thể chọn khi mở quán cafe nhỏ: cafe cóc, cafe sách, đá bóng, chó mèo…Đặc điểm chung là diện tích nhỏ, thường được mở ở mặt đường ở các vùng quê, ngoại tỉnh hoặc các hẻm đông người.
Hiện nay đây là một mô hình canh tranh cao vì chi phí không quá cao, không có nhiều yêu cầu về thiết kế hay marketing và dễ vận hành nên có rất nhiều người mở. Vì vậy bạn phải tạo sự đặc biệt cho mình từ chất lượng đồ uống và giá cả.
Với quán cafe này bạn có thể đầu tư từ 50 triệu – 120 triệu tùy phong cách và độ độc đáo mà bạn muốn xây dựng cho quán.
5. Bí quyết để chi phí mở quán cafe được tối ưu
Ngoài việc cần bao nhiêu vốn để đầu tư, thì những người đã có hiểu biết, kinh nghiệm ở thị trường này đều luôn tìm cách để tối ưu chi phí khi thị trường ngày một cạnh tranh khốc liệt, gần như 70% quán cafe đóng cửa sau 6 tháng đầu theo thống kê.
Phần lớn nguyên nhân thất bại đều đến từ việc làm kế hoạch tài chính không kỹ càng, ảo tưởng về lợi nhuận và sa đà quá tay trong chi tiêu. Để tối ưu hóa chi phí cho quán cafe, bạn có thể cân nhắc các gợi ý sau:
5.1. Mua đồ cũ
Bạn nghĩ sao về việc mua nội thất hoặc trang thiết bị từ các quán cafe cũ cần thanh lý. Với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với mua mới mà chất lượng còn khá tốt, đây rõ ràng là một món hời cho các chủ đầu tư. Tuy nhiên, hãy kỹ càng và thông minh khi chọn mua đồ cũ để không bị “hớ” hoặc tránh tình trạng mua mỗi nơi một thứ và chúng không hề hòa hợp với nhau, ảnh hưởng đến sự nhất quán trong thiết kế của quán
5.2. Thuê dịch vụ tư vấn khi mở quán
Khi bạn có một số vốn khá thoải mái tầm 100 triệu đổ lên, có thể cân nhắc thuê tư vấn bên ngoài để hạn chế rủi ro.
Các đơn vị này thường đã có kinh nghiệp rất lâu đời trong ngành và họ có những phương pháp lập kế hoạch tài chính cũng như quản lý tài chính hiệu quả mà bạn có thể học hỏi. Đây là gợi ý rất hay dành cho các chủ đầu tư thiếu kinh nghiệm quản lý hoặc lần đầu thử sức ở lĩnh vực này để giảm áp lực, lúng túng trong quá trình bắt đầu mở và duy trì quán.
Chi phí mở quán cà phê không phải là số tiền nhỏ cho dù là mô hình nhỏ thì cũng luôn cần chuẩn bị số vốn đầu tư tương đối lớn, để duy trì trong thời gian đầu. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về những loại chi phí mở quán cafe cần bao nhiêu vốn và chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh của mình!